flag header

Tin tứcĐiểm nóng

BBC dùng những kẻ phản động để chống phá cuộc chiến chống tham nhũng, Đại hội XIII của Đảng CSVN

Ngày đăng: 16-12-2020 Lượt xem: 2721

Trong hàng loạt cuộc hội luận được BBC đăng tải gần đây như ngày 24, 26/11/2020 hay 4/12/2020 giữa phóng viên BBC với những kẻ chống Việt Nam như Lê Quốc Quân – thành viên Việt tân, luật sư Trần Quốc Thuận, Trịnh Hữu Long – cầm đầu Luật khoa Tạp chí, Ba Sàm – mới ra tù, … BBC đã “đạo diễn” tung ra hàng loạt nội dung chống phá Việt Nam:

 – Chẳng hạn, đề cập đến vụ án ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Lê Quốc Quân nói: “Ông Chung là Ủy viên Trung ương Đảng thuộc thành phần do Bộ chính trị quản lý, cho nên việc quyết định bắt và xử lý ông ấy như thế nào, về hành vi gì, theo tôi đều phải có ý kiến của Bộ chính trị và Ban bí thư. Bài học rút ra ở đây cho tất cả các quan chức là không vi phạm pháp luật, mà nếu có thì phải được cấp trên che chở, phải thuộc về một cánh hẩu đủ mạnh để có thể bao che và cho chìm xuồng các hành vi sai trái của mình.”

Sau khi ông Chung bị đề nghị khai trừ tư cách Đảng viên, hôm 04/12, Trần Quốc Thuận trả lời phỏng vấn BBC rằng: “Nhân đây, tôi thấy cần nói thêm là có rất nhiều vụ (…) như vụ ông Nguyễn Đức Chung, vụ ông Nguyễn Văn Bình (…) là cán bộ, quan chức cấp cao hay khá cao, mà từ đầu khóa XI của Ban chấp hành TƯ đảng không giải quyết, mà bây giờ tới cuối khóa XII, khi sắp mãn khóa mới đưa ra giải quyết. Vậy thì trách nhiệm của những người xử lý từ khóa XI, rồi từ đầu khóa XII đến giờ thì ở đâu? Mấy vị đó ở đâu mà không giải quyết, để đến mức bây giờ nhiều vụ người ta nói đến sát đại hội mới cho nó bùng lên, đó theo tôi là những câu chuyện mà người ta vẫn hô khẩu hiệu là ‘làm cho không lọt người, lọt tội, làm cho kịp thời’.”

– Bàn về phiên tòa, Lê Quốc Quân và Trịnh Hữu Long nói rằng vì Việt Nam là một nước độc đảng, không có đối lập, tư pháp và báo chí độc lập; quyền giám sát, điều tra, xét xử các chính trị gia hoàn toàn nằm trong tay các cơ quan nhà nước, thay vì trong tay người dân. Vì vậy, quá trình điều tra và xét xử có thể thiếu khách quan, minh bạch. Chẳng hạn, trong vụ Nguyễn Đức Chung, báo chí chỉ đăng những thông tin gây bất lợi cho ông Chung do nhà nước cung cấp, chứ không hề đưa thông tin từ phía ông Chung. Từ đó, họ nói rằng cần thay đổi chế độ chính trị theo hướng đa đảng, tư pháp và báo chí độc lập, để đảm bảo người dân có quyền giám sát các quan chức và bộ máy nhà nước, không để tham nhũng tràn lan.

– Trong cuộc hội đàm được BBC đăng tải hôm 24 và 26/11, Trịnh Hữu Long xuyên tạc vụ án ông Nguyễn Đức Chung: “Chiến dịch “củi lửa, đốt lò” chống tham nhũng mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động tất nhiên là một chiến dịch thanh trừng trong nội bộ, tôi nghĩ nó là một chiến dịch dài hơi xuyên Đại hội được tung ra để phục vụ cho một phe phái nào đó đang cầm cờ và phất trong tay. (…) Và tôi tin rằng khi một phe phái trong đảng đã xác lập được quyền lực và ổn định được quyền lực của mình, thì khi đó cuộc chiến mà họ đặt tên là “chống tham nhũng” về cơ bản sẽ chấm dứt. Nó sẽ chỉ được khởi ra trở lại trong chế độ, cơ chế và thể chế cộng sản toàn trị, độc quyền này ở Việt Nam khi một ai đó, phe phái nào đó trong đảng cầm quyền này cần thiết lập lại một trật tự quyền lực của họ mà thôi”.

Về phát ngôn của Đại biểu Sùng Thìn Cò, Long nói: “Theo tôi, ông Sùng Thìn Cò không phải ngẫu nhiên mà phát biểu như vậy được, không có ai tự nhiên mà lại đi ‘trêu’ ngành công an và lãnh đạo Bộ Công an như vậy cả. Cần lưu ý rằng ông Sùng Thìn Cò là một tướng lĩnh bên quân đội, phát ngôn của ông ấy, tôi cho rằng có thể đại diện cho một nhóm trong quân đội đang cảm thấy bị ngành công an lấn sân quyền lực (…) Đây là một chỉ dấu cho thấy Bộ Công an đã vượt qua làn ranh đỏ và gây thách thức, phản ứng với khả năng chịu đựng và tính chấp nhận của các nhóm lợi ích từ các nhánh quyền lực khác và buộc nhóm bị ảnh hưởng phải có những phản ứng như phát ngôn trên của Đại biểu Sùng Thìn Cò. Và qua đây cũng không loại trừ khả năng bản thân trong nội bộ đảng cũng có những lực lượng tiến bộ cảm thấy rằng Việt Nam đang đi theo xu hướng một mô hình ‘nhà nước cảnh sát’ với quy mô quá lớn, do đó cần phải có những cảnh báo để ngăn chặn.”

– Trong hội luận ngày 04/12, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) cũng nói với BBC rằng “việc nhiều sĩ quan cao cấp thuộc ngành Công an Việt Nam bị xử lý dưới nhiều hình thức trong thời gian qua, trước hết đó là hậu quả của việc họ có quyền lực quá lớn”.

Vài ví dụ trên đã cho thấy, vào vai “phỏng vấn”, phóng viên BBC đã tạo diễn đàn cho những kẻ phản động, chống phá Nhà nước Việt Nam xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng và chống phá nhân sự Đại hội XIII cũng như nhận định sai sự thật lực lượng vũ trang Việt Nam, qua đó nhằm quy kết chế độ chính trị hiện hành Việt Nam không có khả năng chống tham nhũng và đi theo chế độ đa nguyên, đa đảng sẽ tốt hơn!!!

Vì BBC đã mớm và tạo diễn đàn xuyên tạc những vấn đề trên, tôi xin tổng hợp một vài phản bác mà cộng đồng mạng đã đưa ra xung quanh những cuộc hội luận những ngày qua của BBC:

Thứ nhất, việc các quan chức được cấp trên “bao che” trong quá trình sai phạm không phải không thể xảy ra. Tuy nhiên, không thể khẳng định những nghi ngờ này nếu không có bằng chứng. Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Chung có hành vi chiếm đoạt tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước trong khoảng thời gian từ tháng 07/2019 đến tháng 06/2020, vì vậy việc xử ông vào cuối Khóa XII không có gì bất bình thường.

Thứ hai, kết quả thống kê cho thấy các vụ án liên quan đến tham nhũng không đợi đến sát Đại hội Đảng mới xuất hiện. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2016-2018, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống Tham nhũng đã chỉ đạo đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2019, trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự. Vì vậy, có thể nói chiến dịch chống tham nhũng đã diễn ra nghiêm túc, thật sự nhằm mục đích làm trong sạch bộ máy chính trị, chứ không phải chỉ vì mục đích “đấu đá nội bộ trước thềm Đại hội” như BBC và những kẻ họ chọn phỏng vấn tuyên truyền.

Thứ ba, các diễn biến thực tế cho thấy trong 5 năm vừa qua, quyền lực của ngành Công an đã liên tục được giới hạn lại cho phù hợp với các đòi hỏi của xã hội. Về mặt nhân sự, ngành này đã cắt giảm hơn 30.500 biên chế. Về mặt thẩm quyền, người dân đã có quyền ghi hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, và một đề xuất mở rộng nhân số của lực lượng bảo vệ trị an ở cơ sở đã bị các Đại biểu Quốc hội phủ quyết. Việc có nhiều sĩ quan cao cấp thuộc ngành Công an bị xử lý trong suốt chiến dịch chống tham nhũng cũng cho thấy ngành này không có cơ hội lạm quyền. Vì vậy, mô tả của ông Nguyễn Hữu Vinh trên BBC không phản ánh đúng thực tế.

Thứ tư, một nước phải chọn thể chế chính trị dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu, văn hóa và địa chính trị, chứ không thể cưỡng ép. Các cuộc cách mạng đường phố nhằm cưỡng ép thay đổi thể chế chính trị đã chỉ đem lại tình trạng vô chính phủ, nội chiến và ngoại thuộc ở Libya và Syria, cùng một chế độ đàn áp sắc tộc, tôn giáo thiểu số ở Myanmar. Trong những trường hợp này, công lý chỉ thụt lùi so với trước khi thay đổi thể chế. Ở Philippines, chế độ dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập cũng đã thất bại trong việc bảo vệ công lý, khi chính Tổng thống Duterte đưa ra các quy định cho phép bắn bỏ nghi phạm mà không qua xét xử. Bản thân giới dân chửi người Việt cũng đang là một cộng đồng không có luật lệ, với môi trường thông tin tràn ngập tin giả và bạo lực ngôn từ. Với những kinh nghiệm này, việc cải thiện hệ thống hiện nay, sao cho công lý được bảo vệ một cách tốt hơn, xem ra là phương án an toàn hơn bât cứ cuộc lật đổ nào mà giới dân chửi đang đề nghị.

Thứ năm, BBC và Trịnh Hữu Long cũng như những kẻ tham dự mấy hội luận bình phẩm các sự kiện chính trị trong nước để hùa theo, xuyên tạc, chống phá Việt Nam nên nghĩ kĩ xem thực ra mình muốn gì. Nếu họ muốn một hệ thống chính trị có khả năng giám sát, phát hiện và xử lý tham nhũng, thì hệ thống đã đáp ứng đòi hỏi của họ thông qua vụ Nguyễn Đức Chung và hàng loạt các vụ án “khủng” gần đây. Nếu họ muốn một Quốc hội tranh luận sôi nổi, nơi các đại biểu thẳng thắn phê phán các biểu hiện lạm quyền, thì Quốc hội đã đáp ứng đòi hỏi của họ khi phủ quyết đề xuất tăng nhân số của lực lượng bảo vệ trị an cơ sở. Nếu hệ thống vận hành như thế mà họ vẫn chưa hài lòng, thì phải chăng họ muốn Nhà nước Việt Nam không có khả năng xử lý tham nhũng, lạm quyền, để chứng minh mô hình dân chủ đa đảng của họ ưu việt hơn? Đáng tiếc, hệ thống chính trị của Việt Nam vẫn đang có khả năng tự điều chỉnh, và điều này cho thấy hệ thống đa đảng mà họ cổ súy không phải là phương án duy nhất đúng.

Thêm nữa, nếu muốn chiêm ngưỡng các vụ “thanh trừng trong nội bộ”, họ nên theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, hấp dẫn hơn Đại hội Đảng XIII của Việt Nam nhiều.

Khánh Chi