Ngày đăng: 06-04-2018 Lượt xem: 1350
Về vấn đề xe cứu hoả Trung Quốc tham gia chữa cháy tại khu vực biên giới, có một số người nâng quan điểm, cho rằng “Trung Quốc tự ý đưa người và phương tiện qua biên giới”, “Việt Nam cho giặc mượn đường...”, “hôm nay xe cứu hỏa, ngày mai xe gì”...
Về vấn đề này chúng tôi xin trích dẫn Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 2009.
Điều 19 ghi rõ:
Khi xảy ra thiên tai (lũ lụt, lở đất, hỏa hoạn …) tại vùng biên giới, Bên bị thiên tai cần kịp thời thông báo cho phía Bên kia và áp dụng biện pháp ngăn ngừa thiên tai lan tràn vào lãnh thổ của phía Bên kia. Khi cần thiết, một Bên có thể nhận lời đề nghị của Bên gặp nạn để tiến hành các hoạt động cứu trợ cần thiết.
Báo Người Lao Động dẫn lời Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy lớn. “Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết TP Đông Hưng (Trung Quốc) cũng đã điều lực lượng cảnh sát PCCC của TP này sang hỗ trợ công tác chữa cháy”. Tức là việc này đã có sự thông tin qua lại giữa hai bên và hoàn toàn hợp pháp, hợp lý trong tình thế cấp bách phải sử dụng mọi nguồn lực để chữa cháy.
Thiết nghĩ, biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được phân định rạch ròi bằng hệ thống mốc giới kiên cố, chấm tọa độ định vị GPS từng mốc, mọi hoạt động khu vực biên giới do Hiệp định quy định, do đó luận điệu kể trên chỉ là âm mưu kích động tâm lý chống Trung Quốc để chống Đảng, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháp Mười
Ảnh: Hiện trường vụ cháy Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Long (KCN Hải Yên, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), nằm gần biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã thiêu rụi nhà kho chứa hàng ngàn tấn nguyên liệu bông, sợi.